*


TRANG PHIẾM LUẬN

Luận Bàn Về Hai Chữ KHỐN NẠN Của Giáo Sư Ngô Bảo Châu

Tác giả :Cô Tô Tử
Thể loại: Chuyện Phiếm

Trong khi dân chúng Việt Nam còn sống trong hoàn cảnh nghèo túng, bệnh tật không có tiền chửa trị, học sinh không có tiền đóng học phí nên đành nghỉ học..v..v.... Thế nhưng, chính quyền tỉnh Sơn La đã khởi xướng chương trình xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với kinh phí ước tính là 1400 tỉ đồng! Công trình đã được phó thủ tướng Vũ Đức

*
Đam phê duyệt và chuẩn bị đưa vào khởi công. Ngay trong thời gian nầy, nhiều Face Bookers trên hệ thống Face Book đã lên tiếng phản đối và chỉ trích chính quyền tỉnh Sơn La dùng tiền thuế của dân không đúng mục đích công ích. Trong số những người phản đối chương trình xây dựng tượng đài HCM ở Sơn La có giáo sư Ngô Bảo Châu, nhà văn Dương Đại Trường ở Úc... * Giáo sư Ngô Bảo Châu đã nói lên một câu nói mang đầy ý nghĩa chân tình góp ý thẳng thắn theo phương pháp toán học: Trẻ con ăn không đủ no,áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh.

Bạn đang xem: Ngô bảo châu phát ngôn

* Nhà văn Dương Đại Trường có bài thơ nói lên hiện thực khao khát một chiếc cầu treo để cho các em học sinh miền núi đến trường trong mùa nước lũ, bài thơ với tựa đề: Em Bé Sơn La.

*
Và cũng nhờ vào nhiều Face Bookers đồng loạt lên tiếng phản đối nên công trình xây dựng tượng đài HCM của tỉnh Sơn La tạm thời ngưng khởi công... Đây là sự thắng lợi về dư luận trên mặt trận Face Book. Như thế, từ ngữ khốn nạn mà Gs Ngô Bảo Châu đã dùng trong câu nói của ông có tác dụng thế nào về nhân cách làm người để cho lãnh đạo tỉnh Sơn La phải suy nghĩ và tạm ngưng chương trình xây dựng tượng đài HCM. Theo từ điển Hán Việt, khốn nạn có nghĩa là: Hèn mạt, không còn chút nhân cách, đáng khinh bỉ, đáng nguyền rủa. Rồi thời gian vừa qua, ở tận trời Úc Châu, nơi tiểu bang Nam Úc có xuất hiện vài hiện tượng “khốn nạn” trong sinh hoạt cộng đồng người Việt! Sau đây tôi nêu lên những nhận xét thêm về ý nghĩa hai chữ “khốn nạn”.

1./ Đứng trước tình thế kinh tế xuống dốc của tiểu bang Nam Úc, chính phủ đưa ra chính sách quốc tế hóa nền kinh tế của tiểu bang và chính phủ đã tổ chức chuyến công du Việt Nam nhằm tạo những hợp đồng thương mại giúp gia tăng ngân sách cho tiểu bang ... Nhưng tiếc thay đã bị vài cá nhân trong cộng đồng người Việt chống đối...

Xem thêm: Top 14 Công Thức Cộng Trừ Nhân Chia Trước Cộng Trừ Sau, Quy Tắc Phép Tính

Nếu nói theo Gs Ngô Bảo Châu: Những cá nhân chống đối đó là những kẻ có tính “khốn nạn”.

2./ Chính phủ Úc nhận người tỵ nạn VN theo tinh thần nhân đạo của LHQ. Người tỵ nạn VN được trợ cấp tiền bạc để sinh sống và ăn học thành tài.. Thế nhưng, khi trở thành công dân của Úc thì có vài người chỉ vì quyền lợi cá nhân mà quên đi nhiệm vụ công dân! Họ lạm dụng hai chữ Cộng Đồng để yêu cầu chính phủ Nam Úc phải “xin lỗi” cộng đồng vì chính phủ đã bang giao kinh tế với nhà nước csVN. Sự yêu cầu nầy, nói như Gs Châu là một sự “Khốn nạn” mang tính vong ơn bội nghĩa. 3./ Toàn quyền tiểu bang là người được nữ hoàng Anh bổ nhiệm theo sự tiến cử của thủ hiến tiểu bang. Vị thế của toàn quyền đã được nêu rỏ trong hệ thống chính phủ Westminter của Anh Quốc. Thế nhưng có những người công kích toàn quyền LVH bằng những từ ngữ như: Toàn quyền công du VN trong vai trò là thông dịch viên, toàn quyền công du VN giống như là một Saleman, yêu cầu toàn quyền phải step aside để cho cơ quan an ninh Úc điều tra lý lịch..v..v.. Phải chăng, tất cả họ là những kẻ “khốn nạn” phỉ báng danh dự ngài toàn quyền... 4./ Quyền tự do ngôn luận là quyền tối thiểu của một công dân Úc. Vì thế, trên bình diện tranh luận truyền thông, mỗi cá nhân đều bày tỏ lý luận của mình để đem đến chân lý tranh luận... Thế nhưng, có kẻ tranh luận không hơn người ta rồi đem luật “Phỉ Báng” ra để chụp mũ người ta, đưa người ta ra tòa... Hành động bất công nầy có thể gọi là: Kẻ tiểu nhân khốn nạn mang danh trí thức.!!!

Bài viết liên quan